Antimagnetic là gì và những loại đồng hồ kháng từ nổi tiếng nhất

Ngày 27 tháng 1 năm 2022
15070 lượt xem
Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Antimagnetic trong ngành đồng hồ, cùng những mẫu đồng hồ kháng từ mạnh mẽ, nổi tiếng nhất từ trước tới giờ với Galle Watch!

Mục Lục

    Nếu như những cú sốc mạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột là 2 nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đồng hồ thì từ trường lại là một sát thủ âm thầm khiến cho cỗ máy đeo tay gặp những trục trặc. Quan trọng nhất, nếu như bạn có thể tránh những cú sốc và sự thay đổi nhiệt độ một cách chủ động thì từ trường lại tồn tại ở khắp mọi nơi. Và đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của tính năng Antimagnetic trên đồng hồ. Theo tiếng Anh, “Antimagnetic” có nghĩa là kháng từ. Trong chuyên ngành đồng hồ, thuật ngữ này ám chỉ việc chống lại từ trường của một chiếc đồng hồ.

    Alpina Alpiner AL525BR5AQ6 - Một mẫu đồng hồ tầm trung hiếm hoi có khả năng kháng từ

    ISO 764 - là tiêu chuẩn tối thiểu đối với khả năng chống từ trường trên một chiếc đồng hồ. Theo tiêu chuẩn này, một mẫu đồng hồ được xác nhận sở hữu tính năng Antimagnetic cần phải vượt qua mức 4800 A/m (ampe/mét) – đơn vị đo lường quốc tế của từ trường.

    Vì sao lại là con số này, hãy cùng tham khảo những ví dụ về lực từ trường phổ thông trong đời sống hàng ngày nhé.

    • 35 A/m – từ trường trên bề mặt Trái đất (rất rất nhỏ).
    • 4,000 A/m – từ trường xuất hiện ở tủ lạnh.
    • 8,000 A/m – một viên nam châm cỡ vừa.
    • 5,500,000 A/m – từ trường ở máy MRI (máy chụp cộng hưởng từ) trong bệnh viện.
    • 6,600,000 A/m – nam châm ở máy gia tốc hạt trong phòng thí nghiệm hạt nhân CERN.

    Hệ thống nam châm cực mạnh từ phòng thí nghiệm ATLAS của CERN

    Như các bạn đã thấy, từ trường có thể có mặt ở khắp nơi, không chỉ từ bề mặt Trái đất mà còn từ những viên nam châm rất nhỏ có trong những vật dụng của gia đình như: tai nghe điện thoại, vỏ bao ngoài của Ipad, loa máy tính để bàn, màn hình vi tính,.v.v.. Tất cả những vật dụng tưởng như vô hại đó đều có thể đánh một cú đau xuyên qua vỏ của chiếc đồng hồ để làm ảnh hưởng tới “dây tóc” bên trong, khiến chúng dính vào nhau. Kết quả là chiếc đồng hồ của bạn sẽ chạy nhanh hoặc chậm theo cách mà bạn không hình dung ra nổi. Những từ trường nhỏ chỉ có thể gây ra sai lệch ở mức vài giây đối với đồng hồ. Tuy nhiên thì nếu bạn là người làm việc trong vai trò của một kỹ sư cơ khí, một nhà khoa học vật lý, hay một phi công quân sự ở môi trường có từ tính mạnh hơn, vấn đề sẽ không còn đơn giản nữa.

    Một mẫu đồng hồ kháng từ của Breitling sản xuất từ những năm 1950

    Để giải quyết bài toán này, nhiều nhà sản xuất đã tiến hành nghiên cứu và cho ra những sáng chế để mang lại tính năng antimagnetic cho đồng hồ. Thành công đến vào khoảng cuối thế kỷ 18, Charles-Auguste Paillard đã phát minh ra những chi tiết máy (escapement – cái hồi) có khả năng chống lại từ trường. Trong khoảng 25 năm sau đó, nhiều thương hiệu đã sản xuất những chiếc đồng hồ dựa trên sáng chế của Charles-Auguste Paillard theo thiết kế riêng của mình, trong đó có IWC.

    Một trong những chiếc đồng hồ chống từ trường đầu tiên được trình làng là Mark 11 của IWC. Rolex và Omega không lâu sau cũng đưa ra câu trả lời của mình với 2 chiếc đồng hồ Milgauss và Railmaster. Đây chính là 3 chiếc đồng hồ đã nâng tầm tên tuổi của 3 thương hiệu IWC, Rolex và Omega.

    Rolex Milgauss

    Năm 2007, Rolex làm lại dòng Milgauss dành riêng cho các nhà khoa học làm việc tại CERN (Conseil Europeen pour la Recherche Nucleaire) - Viện nghiên cứu hạt nhân của Hội đồng châu Âu. Chiếc Milgauss có thể chống được từ trường lên tới 80.000 A/m. Trong chiếc Milgauss của mình, Rolex sử dụng dây tóc Parachrom, cũng như những vật liệu không chứa sắt để tạo nên bộ máy. Chiếc Milgauss rất dễ nhận ra với biểu tượng Tia sét ở kim giây.

    IWC Ingenieur Automatic Mission Earth

    Dòng Ingenieur được IWC trình làng không lâu sau màn ra mắt của chiếc Mark 11. Sở hữu ngoại hình đặc trưng được thiết kế bởi Gerald Genta, chiếc Ingenieur Automatic Mission Earth của IWC cũng chống được từ trường ở mức 80.000 A/m.

    Omega Seamaster Aqua Terra

    Tại Basel năm 2013, Omega lần đầu tiên cho ra mắt chiếc đồng hồ Omega Seamaster Aqua Terra với 100% vật liệu cấu tạo bộ máy không chứa sắt. Theo công bố của nhà sản xuất, chiếc đồng hồ này có thể kháng từ trường ở mức nhiều hơn 1.200.000A/m.

    Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc khái niệm Antimagnetic trong đồng hồ, và những mẫu đồng hồ kháng từ nổi tiếng nhất. Tại Galle có những thương hiệu sản xuất loại đồng hồ này như Zenith,...

    Với hệ thống bán lẻ 30 showroom trên toàn quốc và có mặt ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đồng Nai,… Galle tự tin là một trong những hệ thống bán lẻ đồng hồ chính hãng tốt nhất tại Việt Nam được quyền nhập khẩu và phân phối các hãng đồng hồ danh tiếng hàng đầu thế giới của Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch và Mỹ

    Quý khách hàng đến với Galle sẽ được trải nghiệm sự đa dạng về các thương hiệu đồng hồ và sự phong phú về các mẫu mã luôn được cập nhật mới nhất. Chúng tôi hướng đến dịch vụ khách hàng và chế độ bảo hành theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Với 15 năm kinh nghiệm, Galle tự tin mang đến sản phẩm chính hãng, chất lượng cao cùng với chính sách giá tốt nhất.

    Galle không chỉ bán thương hiệu đồng hồ bạn yêu thích mà còn bán mẫu đồng hồ phù hợp với gu của bạn nhất

    Galle vinh dự là trung tâm bảo hành ủy quyền chính hãng của thương hiệu Frederique Constant, Alpina, Century, Perrelet, Orient, Candino, Festina, Roamer,...

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD