Thạch Lê: Đồng hồ Nhật Bản và cuộc lật đổ vị thế thống trị của Thụy Sĩ

Ngày 27 tháng 1 năm 2022
1848 lượt xem
Nói đến thế giới đồng hồ, người ta nói về những sự vô tận. Đó là sự vô tận của lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, sự ra đời và cách thức vận hành của những cỗ máy thời gian hay là sự xuất hiện và những nốt thăng trầm của vô số các thương hiệu lớn nhỏ. Bên cạnh Thụy Sĩ - nền công nghiệp đồng hồ được mệnh danh là hùng mạnh bậc nhất thế giới, Nhật Bản sẽ luôn là một cái tên không thể không nhắc đến với những bước chuyển mình và vươn lên mạnh mẽ.

Mục Lục

    Nói đến thế giới đồng hồ, người ta nói về những sự vô tận. Đó là sự vô tận của lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, sự ra đời và cách thức vận hành của những cỗ máy thời gian hay là sự xuất hiện và những nốt thăng trầm của vô số các thương hiệu lớn nhỏ. Bên cạnh Thụy Sĩ - nền công nghiệp đồng hồ được mệnh danh là hùng mạnh bậc nhất thế giới, Nhật Bản sẽ luôn là một cái tên không thể không nhắc đến với những bước chuyển mình và vươn lên mạnh mẽ.

    Sáng 30/3 vừa qua, nằm trong khuôn khổ chương trình Tuần lễ đồng hồ Nhật Bản của Galle Watch diễn ra từ 28/3 đến 7/4/2019, buổi Offline Giao lưu đồng hồ Nhật Bản tổ chức tại 156 Nguyễn Khánh Toàn với sự góp mặt của anh Thạch Lê - Admin Diễn đàn Kiến thức và Lịch sử đồng hồ đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều anh em cộng đồng đam mê đồng hồ nói chung và đồng hồ Nhật Bản nói riêng.

     

     

    Là một sân chơi để anh em giao lưu, trao đổi sự hiểu biết cũng như tình yêu với đồng hồ Nhật Bản, anh Thạch Lê đã có bài chia sẻ về lịch sử hình thành và phát triển của nền công nghiệp đồng hồ Nhật Bản, đặc biệt là sự bùng nổ của Seiko ở cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Khởi đầu khiêm tốn nhưng những nỗ lực và cố gắng thầm lặng đã đưa Seiko trở thành thương hiệu đồng hồ số 1 tại đất nước mặt trời mọc và là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới đồng hồ hiện nay.

     

    Lịch sử hàng trăm năm của ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản được tóm gọn thành 3 giai đoạn chính:

    Trước năm 1872: Thời kỳ của đồng hồ cổ Nhật Bản

    Từ năm 1872 đến 1963: Thời kỳ tự lực trau dồi kiến thức của đồng hồ Nhật Bản

    Từ năm 1963 đến nay: Đồng hồ Nhật Bản vươn tầm thế giới

    Ở giai đoạn đầu tiên, khi Nhật Bản vẫn còn sử dụng cách tính thời gian theo âm lịch, chỉ có tầng lớp thượng lưu như vua và những nhà quý tộc mới có điều kiện sử dụng đồng hồ. Việc sản xuất đồng hồ của Nhật Bản cũng chỉ gói gọn trong phạm vi của đất nước này. Cho đến năm 1872, chính phủ Minh Trị quyết định đổi tất cả hệ thống đo đếm thời gian từ âm lịch sang dương lịch đã dẫn đến sự lụi tàn của hệ thống công nghiệp đồng hồ Nhật Bản cũ. Thuật chế tác đồng hồ thay đổi, Nhật Bản lại trở nên phụ thuộc khi phải chuyển sang nhập khẩu đồng hồ từ các nước phương Tây.

    Cho đến năm 1881, khi Seiko được thành lập bởi nghệ nhân đồng hồ trẻ tuổi Kintaro Hattori dưới tên gọi K.Hattori, những chiếc đồng hồ đầu tiên học theo công nghệ của phương Tây đã ra đời. Ở giai đoạn thứ 2 này, Seiko bước đầu tìm được định hướng phát triển cho mình khi áp dụng quy trình sản xuất công nghiệp tích hợp theo ngành dọc, tự mình sản xuất tất cả các thành phần cấu tạo nên đồng hồ, khác với đồng hồ Thụy Sĩ là ngành ngang khi các công ty đồng đẳng phụ trách sản xuất từng phần riêng biệt của cỗ máy.

    Bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2, tuy nhiên đến năm 1956, Seiko lần đầu tiên cho ra mắt chiếc Seiko Marvel - đồng hồ inhouse đầu tiên do chính người Nhật Bản chế tạo toàn bộ các thành phần, cho thấy sự kiên trì, tinh thần vượt khó và nỗ lực rất lớn của người Nhật.

    Giai đoạn thứ 3 từ năm 1963 đến nay, Seiko là cái tên “chiếm sóng trên mọi diễn đàn” khi thành công vang dội với việc thương mại hóa đồng hồ thạch anh. Đặt mục tiêu đánh bại các thương hiệu đồng hồ phương Tây về độ chính xác để chiếm được thị trường, trong vòng 5 năm, từ 1963 đến 1967, Seiko cho ra đời và bán rộng rãi chiếc Astron 35SQ với giá 450.000 yên Nhật, tương đương với một chiếc xe Corolla lúc bấy giờ. Mỏng nhẹ hơn đáng kể, chính xác hơn và có giá thành rẻ hơn là những yếu tố giúp cỗ máy thời gian này đem về thắng lợi to lớn cho Seiko, khiến nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

    Đồng hồ Nhật Bản với những thương hiệu như Seiko, Orient, Citizen đã vô cùng được yêu thích tại thị trường Việt Nam bởi sự đa dạng về mẫu mã, bền bỉ của cỗ máy và hợp lý về giá thành. Thông qua những chia sẻ của diễn giả Thạch Lê, anh em đam mê đồng hồ Nhật Bản càng có thêm lý do để khâm phục và yêu mến hơn những cỗ máy thời gian tới từ quốc gia này.

    Tại sự kiện, nhờ sự hỗ trợ của những người chơi và sưu tầm đồng hồ, Galle Watch đã trưng bày hơn 20 mẫu đồng hồ cổ của Seiko, Orient và Citizen để những những thành viên tham dự sự kiện được chiêm ngưỡng tận mắt những “bằng chứng sống” thể hiện truyền thống lịch sử lâu đời của nền công nghiệp đồng hồ Nhật Bản.

     

    Chưa hề có tiền lệ trước đây, buổi Offline Giao lưu đồng hồ Nhật Bản này là những bước đi đầu tiên của Galle Watch trong hành trình gây dựng cộng đồng đam mê đồng hồ Nhật Bản nói riêng và những cỗ máy thời gian nói chung ngày một lớn mạnh.

     

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD