Incabloc là gì? Tìm hiểu cơ chế chống sốc đồng hồ Incabloc

Ngày 27 tháng 1 năm 2022
5071 lượt xem
Cơ chế chống sốc đồng hồ Incabloc là một phát minh vĩ đại của nhân loại, giúp cho những cỗ máy thời gian hoạt động bền bỉ và có tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết cơ chế này là gì, hoạt động ra sao, thì cùng Galle Watch đi tìm hiểu nhé!

Mục Lục

    Cơ chế chống sốc đồng hồ Incabloc là một phát minh vĩ đại của nhân loại, giúp cho những cỗ máy thời gian hoạt động bền bỉ và có tuổi thọ sử dụng lâu hơn. Nếu bạn vẫn chưa biết cơ chế này là gì, hoạt động ra sao, thì cùng Galle đi tìm hiểu nhé!


    Đồng hồ bị sốc do tác động của ngoại lực, đầu trục bách lắc (phần mỏng nhất trong bộ máy) sẽ phải chịu trọng tải nặng nề, dễ bị hỏng hoặc đẩy bung chân kính. Tình huống này rất dễ gặp ở đồng hồ đeo tay, khi mà bất cứ hoạt động thường ngày nào cũng có thể tác động lên chúng. Từ đó các thiết kế bảo vệ đồng hồ bởi các cú sốc ra đời, nhưng tiêu biểu nhất vẫn là Incabloc.

    he-thong-chong-soc-incabloc

    Incabloc là gì? Tại sao đồng hồ cần hệ thống chống sốc

    Incabloc là tên gọi của một bộ phận giảm xóc cho đồng hồ, tương tự như bộ phận giảm xóc cho xe máy, nhưng được làm nhỏ gọn và tỉnh xảo hơn. Incabloc nằm ở một vị trí nhất định trong bộ máy, với nhiệm vụ giữ chân kính đồng hồ hoạt động trong một phạm vi nhất định. Cơ chế này được phát minh bởi kỹ sư Fritz Marti (Thụy Sĩ) vào năm 1928 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1934. Cho đến ngày nay Incabloc vẫn hoạt động độc lập và thuộc sự sở hữu của gia đình Zutter.

    Thông thường, đồng hồ sẽ có 2 hệ thống chống sốc Incabloc ở 2 đầu trục bánh lắc, tuy nhiên, một vài sản phẩm đặc biệt còn được trang bị Incabloc ở các đầu trục bánh răng lớn. Chúng ta có thể nhận dạng hệ thống chống sốc này bằng cánh nhìn vào phần bánh lắc, nếu ở trung tâm có một bộ phận màu vàng nằm trên viên đá màu hồng thì đó chính là Incabloc (không giới hạn về kích cỡ). 

    Incabloc tuy chỉ là một bộ phận rất nhỏ nhưng lực tác dụng lên bánh xe là rất lớn. Nếu để bánh xe tiếp xúc trực tiếp với tấm khung hoặc cầu nối của bộ máy sẽ gây ra hỏng hóc. Chân kính từ đá ruby được sử dụng để giảm ma sát tại các vị trí quan trọng, cải thiện độ chính xác cũng như độ bền của đồng hồ. Tuy nhiên, chân kính lại cực kỳ dễ vỡ và hỏng khi bị lực tác động, đặc biệt khi đồng hồ bị rơi. Việc phát minh ra bộ giảm xóc giúp chân kính không bị xê dịch và cải thiện đáng kể độ chính xác của đồng hồ. Thậm chí, ở những chiếc đồng hồ được trang bị Swiss lever escapement, bộ phận giảm xóc còn là một phần bắt buộc và ký hiệu Incabloc trên mặt số trở thành biểu tượng của chất lượng. 

    incabloc

    Incabloc là tên gọi của một bộ phận giảm xóc cho đồng hồ

    Lịch sử ra đời hệ thống chống sốc của đồng hồ Incabloc

    Pare-chute được biết là hệ thống chống sốc của đồng hồ lâu đời nhất, Incabloc được Fritz Mart phát triển theo cơ chế này khi ông làm việc tại Fabrique Election of La Chaux-de-Fonds. Năm 1931, Georges Braunschweig và Fritz Marti thành lập Porte-Echappement Universel SA (bây giờ là Portescap SA).

    Hệ thống Incabloc được cấu tạo từ các thành phần: Bệ Giữ (Bloc), Đai Giữ (Chaton), Chân Kính Bảo Vệ Sốc (Shock Protection Jewel), Chân Kính Mũ (Cap Jewel), Đai Đàn Hồi (Resort-lyre). Theo đó, phiên bản Incabloc 1934 sử dụng 2 đai đàn hồi, thay vì 1 đai trên chân kính mũ như ngày nay, sau nhiều lần cải thiện, Incabloc có hình dáng đàn lia như hiện tại. 

    Ở giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, Incabloc có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhãn hiệu đồng và nhanh chóng trở thành cơ chế phổ biến nhất thế giới, đã có hơn 500 triệu bộ chống sốc được sản xuất vào giữa những năm 70. Năm 1988, Portescap SA sụp đổ do cuộc khủng hoảng thạch anh toàn cầu, Eric Zutter đã mua lại và đặt tên là Incabloc SA. Năm 1992, Wilfred Zutter trở thành người điều hành công ty và đưa hệ thống chống sốc Incabloc trở về thời kỳ phát triển đỉnh cao. Cho đến năm 2003, Wilfred Zutter quyết định mua lại toàn bộ Incabloc SA với tham vọng phát triển cơ chế chống sốc ngoài.

    incabloc-la-gi

    Các thành phần cấu tạo nên hệ thống Incabloc

    Cơ chế chống sốc của đồng hồ Incabloc hoạt động như thế nào?

    Hệ thống chống sốc của đồng hồ hoạt động theo 2 giai đoạn chính: 

    - Giai đoạn 1: Khi năng lượng của cú sốc truyền qua trục bánh lắc (phần chịu sức cản lớn nhất) sẽ được hấp thụ hoàn toàn bởi khối đệm.

    - Giai đoạn 2: Hệ thống Incabloc lập tức hoạt động giúp cho trục bánh lắc không bị chèn khi va đập với chân kính mũ và giữ cho chân kính mũ không bị bung ra. 

    chong-soc-cua-dong-ho

    Incabloc hoạt động theo 2 giai đoạn chính

    Nguyên vật liệu sản xuất linh kiện trong hệ thống chống sốc Incabloc

    Linh kiện đầu tiên của hệ thống chống sốc là đai đàn hồi, chúng làm từ hợp kim Durnico, độ cứng 600HV, bề mặt của đai sẽ được mạ nickel hoặc mạ vàng. Tiếp theo là chân kính bảo vệ sốc và chân kính mũ, chế tác bằng ruby tổng hợp, sở hữu độ cứng và đồng nhất hơn ruby tự nhiên, khả năng chịu ma sát cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Đặc biệt, bề mặt chân kính sẽ được phủ vật liệu epilame. Cuối cùng là bệ giữ và đai giữ làm từ hợp kim đồng thau, mạ vàng hoặc mạ nickel bền bỉ. 

    co-che--chong-soc-cua-dong-ho

    Incabloc được chế tạo từ những nguyên vật liệu bền bỉ, chất lượng cao

    Hiện nay, ngoài Incabloc còn một vài nhà sản xuất cơ chế chống sốc khác, trong đó phải kể đến đối thủ cạnh tranh số 1 là KIF Parachoc (thuộc tập đoàn Acrotec). Bên cạnh đó còn có một vài nhà chế tác khác như ETA, Rolex, Seiko, Citizen. Tuy nhiên, cho đến ngày nay cơ chế chống sốc của đồng hồ Incabloc vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhiều nhất trên thế giới. 

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://live.gallewatch.ecommage.com/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD