Đồng hồ đeo tay cổ xưa - Vẻ đẹp bền vững cùng năm tháng

Ngày 27 tháng 1 năm 2022
18634 lượt xem
Đồng hồ đeo tay đã xuất hiện từ rất lâu, những thiết kế ra đời thời bấy giờ đã từng tạo nên một cơn "sốt" toàn cầu, cho đến tận bây giờ, vẫn có rất nhiều người muốn tìm mua bằng được những mẫu đồng hồ đeo tay cổ ấy. Vẻ đẹp của chúng không còn chỉ dừng lại ở hình thức, mà còn mang dáng dấp của lịch sử. Hãy cùng Galle Watch đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Mục Lục

    Đồng hồ đeo tay đã xuất hiện từ rất lâu, những thiết kế ra đời thời bấy giờ đã từng tạo nên một cơn "sốt" toàn cầu, cho đến tận bây giờ, vẫn có rất nhiều người muốn tìm mua bằng được những mẫu đồng hồ đeo tay cổ ấy. Vẻ đẹp của chúng không còn chỉ dừng lại ở hình thức, mà còn mang giá trị của lịch sử. Hãy cùng Galle đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

    dong-ho-deo-tay-co

    Sự thật về đồng hồ đeo tay cổ xưa 

    Thú chơi đồng hồ đeo tay cổ xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thập niên 50-70 của thế kỷ trước. Ban đầu, theo chân của người Pháp, các nhà trí thức phương Tây,... đồng hồ đeo tay đã du nhập vào nước ta. Lần đầu tiên sản phẩm này xuất hiện là vào thập niên 30, đến thập niên 40 thì có nhiều người sử dụng hơn, và từ thập niên 50-70 là thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của đồng hồ ở Việt Nam. Những sự thật về đồng hồ đeo tay cổ dưới đây sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy.

    Chủ yếu là đồng hồ dây da

    Thời ấy, các mẫu đồng hồ thường được sản xuất đi kèm với dây da nhiều hơn là dây kim loại. Bởi dây kim loại vốn nặng nề, phù hợp ở điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, còn dây da thì luôn thanh lịch và nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, dây da còn được đánh giá là mang nét quý tộc, sang trọng, theo quan điểm của con người thời bấy giờ.

    Những người sử dụng đồng hồ đeo tay hầu như là quan chức, chính khách, giới thượng lưu, sĩ quan,...họ thường ngồi bàn giấy nên không cần đến một chiếc đồng hồ dây kim loại nặng tay, bền bỉ mà lại kém trang nhã. Đây cũng là lý do đồng hồ cổ thường là những mẫu sử dụng dây da.

    Thêm vào đó, kích thước cổ tay người Việt cũng không quá to, sử dụng dây da sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn, không bị vướng bận. Người ta còn thay dây da cho cả những chiếc đồng hồ đeo tay Liên Xô cổ hay thiết kế “nồi đồng cối đá” như Seiko.

    Nói như vậy không có nghĩa là đồng hồ cổ không sử dụng dây kim loại, các thương hiệu hàng đầu như Omega, Rolex, Patek,...vẫn có những mẫu dây kim loại rất sang trọng và tao nhã, tuy nhiên, chúng không phổ biến ở Việt Nam. 

    Đồng hồ của các quốc gia phương Tây lẫn “gu” đồng hồ của họ luôn ảnh hưởng sâu đậm đến người Việt trong suốt thời gian hiện diện, người Nhật khó mà chen chân. Những mẫu dây kim loại vào đến Việt Nam chủ yếu là “xách tay” bởi quân đội nước ngoài (Mỹ, Liên Xô), chứ không phải hàng dân dụng.

    dong-ho-co

    Đồng hồ dây da được sản xuất nhiều hơn đồng hồ dây kim loại

    Đồng hồ mạ vàng là xu hướng phổ biến

    Dù ở thời đại nào thì vàng cũng là hình ảnh đại diện cho sự giàu sang, quyền quý. Chính vì thế, ngay từ xa xưa, vàng đã được đưa vào trong chế tác đồng hồ đeo tay. Dần dần, đồng hồ mạ vàng trở thành gu những những tay chơi đồng hồ cổ. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tông vàng hồng hay vàng trắng, thì đồng hồ cổ ở thập niên 50-70 chủ yếu là vàng kim, tông màu của sự tao nhã và sang trọng. 

    Đồng hồ Nhật Bản từng bị coi là hàng “rẻ tiền”

    Quay ngược lại vài chục năm về trước, đồng hồ Thụy Sĩ vẫn là độc tôn, còn đồng hồ Nhật Bản bị coi là rẻ tiền, thấp cấp. Thậm chí, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam cũng không ai đeo đồng hồ Nhật Bản, chứ chưa nói đến tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, những cỗ máy Nhật Bản vẫn rất bền dù ở môi trường khắc nghiệt, nên các thương hiệu đồng hồ của xứ sở hoa anh đào đã dần trở thành “người bạn đồng hành” của lính Mỹ. 

    Omega là thương hiệu đồng hồ cổ được yêu thích nhất suốt 50 năm

    Không phải ai cũng có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Omega, nhưng không vì thế mà ngăn được tình yêu của người Việt dành cho thương hiệu này. Thời ấy, bạn phải có từ 3 - 20 cây vàng mới có thể sở hữu một chiếc Omega và chỉ có tầng lớp quyền quý, quan lại, chính khách, tư sản,..mới mua nổi. Thật không ngoa khi nói rằng Omega là mơ ước của tất cả mọi người. 

    Đồng hồ cổ rất mỏng và nhỏ so với ngày nay

    Ngày nay, chúng ta thường đeo những chiếc đồng hồ có kích thước khoảng 40 - 42 mm với nam giới, còn nữ giới là 30 - 32 mm, tuy nhiên, đây lại là kích thước rất lớn nếu so sánh với những mẫu đồng hồ đeo tay cổ xưa. 

    Hầu hết, những cỗ máy thời gian cổ chỉ có đường kính lớn nhất là 36mm với mẫu nam, còn nữ thì không lớn hơn 26mm. Chưa dừng ở đó, vào thời đại bấy giờ, những thiết kế siêu mỏng đã đạt tới đỉnh cao. Hầu như các sản phẩm của Thụy Sĩ độ dày sẽ không vượt quá con số 11mm với máy tự động, còn máy cơ chỉ tầm 9mm. Sở dĩ đồng hồ cổ rất mỏng và nhỏ là do thời điểm ấy, các chức năng phức tạp của đồng hồ vẫn chưa được đưa vào ứng dụng thực tiễn.

    dong-ho-co-thuy-sy

    Omega là thương hiệu đồng hồ cổ được yêu thích nhất 

    Bộ sưu tập đồng hồ đeo tay cổ nổi tiếng tại Việt Nam

    Trong bộ sưu tập đồng hồ đeo tay cổ được người Việt yêu thích nhất, luôn có những cái tên đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản. Đồng hồ cổ Pháp và đồng hồ đeo tay cổ của Đức thì ít được ưa chuộng nên cũng rất khó tìm mua ở Việt Nam. Nếu bạn cũng đang muốn sở hữu cho riêng mình một chiếc đồng hồ cổ xưa thì phải tham khảo những mẫu sau đây.

    Đồng hồ cổ Thụy Sỹ Omega Seamaster

    Omega là một ông lớn trong làng sản xuất đồng hồ đeo tay đời đầu, sản phẩm của họ được xem là cực phẩm ở thời xa xưa, đặc biệt là chiếc Seamaster phiên bản tự động và lên cót tay, được sản xuất vào năm 1966, có giá trị bằng cây vàng Constellation (vàng công tê).

    Omega Seamaster còn được người Việt Nam gọi bằng cái tên là “Bát Quái”, lý do bởi vì thiết kế mặt số của Seamaster rất độc đáo và lạ mắt, nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy ngay hình dáng giống một khay nướng bánh pie-pan úp ngược, còn bên trong là bộ máy chronometer siêu chính xác, cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn ao ước được một lần trên tay chiếc đồng hồ xa xỉ này. 

    dong-ho-co-dien-omega

    Đồng hồ cổ Thụy Sỹ Omega Seamaster

    Đồng hồ cổ điển Automatic Oyster Perpetual Day Date

    Oyster Perpetual Day Date là một sản phẩm của Rolex, nhiều người thường gọi là Rolex “Tổng Thống”. Được sản xuất vào năm 1956, Day-Date sở hữu dây President vàng đặc và màn hình hiển thị ngày được cài đặt trước, cho nhiều sự lựa chọn về ngôn ngữ. Day-Date nhận được sự yêu thích đặc biệt từ các nhà lãnh đạo và chính khách quyền lực.

    Dây đeo được liên kết ba mảnh bán nguyệt, trang bị khóa cài Crown Clasp hay khóa cài ẩn thanh lịch. Ngoài ra, sản phẩm còn sử dụng bộ chuyển động thế hệ mới Calibre 3255, với mức độ hiệu năng ưu việt, được nghiên cứu và phát triển bởi Rolex. Bộ chuyển động này cho phép tự động lên dây cót, đã được cấp bằng sáng chế về độ chuẩn xác cũng như khả năng dự trữ điện năng, chống chấn động và chống nhiễm từ. 

    dong-ho-deo-tay-co-dien-rolex

    Đồng hồ cổ điển Automatic Rolex Oyster Perpetual Day Date

    Đồng hồ đeo tay cổ bằng vàng Longines “Đô Đốc” (Admiral)

    Longines “Đô Đốc” là chiếc đồng hồ đeo tay cổ được làm từ vàng đặc 14K, giới trung, thượng lưu và sĩ quan quân đội cực kỳ yêu thích. Ngoài cái tên “Đô Đốc, Admiral còn được mệnh danh là “Đại Tướng Quân Năm Sao”, nhờ thiết kế vô cùng thanh lịch và cao cấp. Thời bấy giờ, chiếc đồng hồ này đã trở thành món phụ kiện không thể thay thế của người Việt. Ngoài ra, “Đô Đốc” cũng là một trong những sản phẩm đỉnh cao của Longines vào những năm 1969-1970.

    dong-ho-deo-tay-co-bang-vang

    Đồng hồ đeo tay cổ điển Longines “Đô Đốc” (Admiral)

    Đồng hồ đeo tay cổ điển Seiko Sea Lion

    Seiko Sea Lion hay Seiko Hải Cẩu, là dòng đồng hồ cổ của Nhật Bản, được yêu thích vào thập niên 70 của thế kỷ XX. Tên gọi này xuất phát từ thiết kế của sản phẩm, ở nắp đáy, bạn sẽ thấy xuất hiện hình ảnh một chú hải cẩu (sư tử biển) được chạm khắc ấn tượng. Sea Lion không phải là tên của một bộ sưu tập nào của Seiko, mà nó bao gồm những thiết kế có khả năng chống nước 3ATM và được khắc họa hình ảnh hải cẩu. Một vài cái tên thuộc Seiko Sea Lion bạn có thể biết là Seiko DX, Seiko Weekdater, Seiko Self Dater, Seikomatic-R và Seikomatic,… Hầu hết những bộ sưu tập này đều tập trung vào phân khúc bình dân và nhanh chóng nhận được tình yêu của giới mộ điệu vì thiết kế ấn tượng và sự bền bỉ vượt xa giá thành. 

    dong-ho-deo-tay-co-xua

    Đồng hồ đeo tay cổ bằng vàng Seiko Sea Lion

    Đồng hồ cổ điển Orient SK “Mặt Lửa”

    Nếu bạn là một người đam mê đồng hồ cổ, thì nhất định phải sở hữu cho mình một chiếc SK “Mặt lửa” phiên bản 1970 hoặc 1980. Tại miền Nam, chiếc đồng hồ này còn được gọi là “Mặt Trời Đỏ” vì mặt số được sơn đỏ đẹp mắt, tuy không quá tinh xảo như các thương hiệu ở trên, nhưng ở thời bấy giờ chúng rất được ưa chuộng vì sự xuất hiện đúng lúc. Hiện nay, để tìm mua mẫu Orient SK “Mặt Lửa” cổ không dễ, vì trên thị trường đã xuất hiện nhiều hàng giả và hãng cũng đã phát triển, nâng cấp cỗ máy này vào năm 2015 và 2019. 

    dong-ho-deo-tay-co-orient-sk

    Đồng hồ cổ điển Orient SK “Mặt Lửa” 1970 và phiên bản mới ra mắt năm 2019

    Mua đồng hồ đeo tay cổ ở đâu uy tín?

    Để đáp ứng nhu cầu của giới hâm mộ đồng hồ, rất nhiều phố đồng hồ đeo tay cổ đã mọc lên, ở đây, họ bày bán rất nhiều mẫu mã khác nhau, chủ yếu là hàng đã qua sử dụng, mua đi bán lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn đó là cơ sở uy tín, thì bạn đừng vội “rút ví” nhé! Việc tìm mua đồng hồ cổ chưa bao giờ là dễ dàng, kể cả bạn có kinh tế, cũng chưa chắc có được chúng. 

    Hiện nay, tại Galle, những mẫu đồng hồ cao cấp, chất lượng của Thụy Sĩ, Nhật Bản,...liên tục được cập nhật, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng, giá cả hợp lý. Với 17 năm kinh nghiệm trong nghề, Galle luôn là điểm đêm đến lý tưởng cho mọi nhà. 

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://live.gallewatch.ecommage.com/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD