Tìm hiểu về Anti-magnetic, cơ chế chống từ trường trên đồng hồ

Ngày 12 tháng 7 năm 2022
506 lượt xem
Đồng hồ được ví như một cỗ máy thời gian bền bỉ cùng năm tháng. Thế nhưng trong cuộc sống thường nhật lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bền bỉ ấy và một trong số đó chính là từ trường. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm đồng hồ hiện nay đều được trang bị cơ chế Anti-magnetic. 

Mục Lục

    Đồng hồ được ví như một cỗ máy thời gian bền bỉ cùng năm tháng. Thế nhưng trong cuộc sống thường nhật lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bền bỉ ấy và một trong số đó chính là từ trường. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm đồng hồ hiện nay đều được trang bị cơ chế Anti-magnetic. 

    Anti-magnetic là gì?

    Trong từ điển tiếng Anh “Anti-magnetic” có nghĩa là kháng từ. Khi áp dụng vào ngành đồng hồ, thuật ngữ này ám chỉ khả năng chống lại từ trường của một cỗ máy thời gian. Hiện nay, khả năng chống từ trường tối thiểu mà một chiếc đồng hồ phải đạt được là ISO 764, tương đương với mức 4800 A/m (đơn vị đo lường quốc tế của từ trường). 

    Đến đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi là tại sao đồng hồ cần phải chống từ trường? Đó là bởi vì từ trường xuất hiện ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay bên cạnh chúng ta mà không ai có thể nhìn thấy được. Cụ thể, trên bề mặt trái đất mức từ trường đạt khoảng 35 A/m, tủ lạnh phát ra 4000 A/m từ trường, một cục nam châm kích thước trung bình có mức từ trường là 8000 A/m và đặc biệt một máy chụp cộng hưởng từ có thể đạt hơn 5.5 triệu A/m.

    Tất cả những vật dụng tưởng chừng như vô hại đó sẽ khiến cho dây tóc đồng hồ dính vào nhau và bộ máy sẽ chạy nhanh/chậm dần. Từ trường nhỏ có thể gây sai số rất nhỏ trong vài giây nhưng nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều từ trường (bệnh viện, khu công nghiệp, phòng thí nghiệm,...) thì ảnh hưởng sẽ không chỉ dừng lại ở việc sai số.

    Và để giải quyết vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đã sáng chế ra tính năng anti-magnetic cho đồng hồ. Khoảng cuối thế kỷ 18, Charles-Auguste Paillard đã phát minh ra những chi tiết máy (escapement – cái hồi) có khả năng chống lại từ trường. Trong 25 năm sau đó, nhiều thương hiệu đã sản xuất đồng hồ dựa trên sáng chế của ông. Trong đó, IWC, Rolex và Omega là những thương hiệu đi tiên phong đầu tiên trong việc ứng dụng cơ chế chống từ trường lên đồng hồ.

    Một số phương pháp chống từ trường trên đồng hồ

    Đã có không ít những phương pháp chống từ trường được các nhà sản xuất lớn đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số phương pháp tiêu biểu:

    Sử dụng tấm chắn từ trường

    Phương pháp chống từ tính đầu tiên được các nhà sản xuất sử dụng đó là bọc toàn bộ bộ máy trong một tấm chắn bằng sắt mềm. Đây là cách tiếp cận vẫn được sử dụng bởi những chiếc đồng hồ hiện đại như Rolex Milgauss và có thể đạt mức 80.000 A/m. Theo cách này, khi đồng hồ tiếp xúc với từ trường, từ trường sẽ bị thu hút và chứa bên trong tấm chắn bằng sắt mềm, ngăn chặn việc xâm nhập vào bộ máy. Tuy nhiên, sau đó người ta nhận ra rằng phương pháp này không thực tế vì sẽ phải sử dụng một tấm chắn dày hơn nếu muốn chống từ trường mạnh hơn. Ngoài ra, nó cũng không đáp ứng được yêu cầu của những cỗ máy “Thủy quân lục chiến” là không được có từ tính trong cấu trúc máy. 

    Sử dụng dây tóc chống từ trường

    Dây tóc là một phần quan trọng của bộ máy đồng hồ. Dây tóc thường được làm bằng kim loại và dễ bị ảnh hưởng bởi từ trường. Khi một dây tóc bị nhiễm từ, nó sẽ tự dính vào nhau và ngừng chuyển động. Do đó, các nhà sản xuất đồng hồ đã quyết định sử dụng chất liệu có khả năng kháng từ để làm dây tóc. Đơn cử như dây tóc làm bằng silicon của Omega, dây tóc hợp kim Niobium Zirconium do IWC phát triển.

    Cuối năm 2010, Zenith và Hublot đã tiết lộ việc sử dụng các vật liệu cao cấp hơn như carbon composite cho dây tóc của họ, với tuyên bố về độ chính xác cao hơn, khả năng chống sốc tốt hơn, ổn định nhiệt tốt hơn và hiệu quả cao hơn do trọng lượng nhẹ hơn. Dù có khả năng chống từ trường tốt nhưng đó không còn được coi là một sự đổi mới mà là một chuẩn mực.

    Sử dụng bánh xe thoát silicon 

    Khái niệm sử dụng vật liệu phi từ tính của IWC vẫn là một phương pháp hấp dẫn với các nhà sản xuất. Vấn đề chỉ nằm ở việc tìm ra các vật liệu chế tạo mà thôi. Năm 2001, Ulysses Nardin ra mắt Freak, chiếc đồng hồ đeo tay sản xuất đầu tiên sử dụng bánh xe thoát silicon.

    Đây là lần đầu tiên silicon được sử dụng trong các bộ phận của đồng hồ cơ khí. Sau đó, Omega đã bắt đầu sản xuất dây tóc bằng chất liệu này và cho ra mắt chiếc Master Chronometer có khả năng chống từ trường đến 1. 2 triệu A/m.

    Vật liệu Silicon không chỉ hoàn toàn không từ tính mà nó còn có khả năng chống ăn mòn, ổn định nhiệt và nhẹ hơn rất nhiều so với các chất kim loại. Nhờ đó, Silicon có thể cải thiện hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của các bộ chuyển động. 

    Certina và dây tóc chống từ trường Nivachron

    Nivachron là một loại hợp kim đặc biệt được phát triển bởi Certina và Tập đoàn Swatch. Theo các nhà nghiên cứu, Nivachron có khả năng kháng từ đặc biệt nhờ thành phần phức tạp kết hợp với đặc tính cơ bản của titanium, giúp xử lý triệt để tình trạng dây tóc bị dính và xoắn khi ở trong vùng có từ trường mạnh. Ngoài ra, Nivachron còn có ưu điểm về khả năng chống chịu sự thay đổi của nhiệt độ rất tốt. 

    Silicon được coi là vật liệu kháng từ tốt nhất nhưng lại có nhược điểm là mong manh và dễ hư hỏng thì Nivachron đã hoàn toàn khắc phục được những điểm yếu này. Trong tương lai, Nivachron có thể sẽ là sự thay thế phù hợp cho silicon. 

    Hiện nay, Certina mới chỉ ứng dụng công nghệ dây tóc Nivachron cho các sản phẩm trong bộ sưu tập DS của mình. Bạn có thể đến các showroom chính hãng của Galle trên toàn quốc để trải nghiệm những chiếc đồng hồ chống từ trường tốt nhất do Certina sản xuất. 

    Bạn đánh giá như thế nào về khả năng chống từ trường trên đồng hồ đeo tay? Hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết cho bạn đọc cùng tham khảo và thảo luận nhé! 

    -----------------------------------------------------------

    Để được tư vấn cụ thể, Quý khách hàng liên hệ tới Galle qua:
    Hotline: 1800 6785
    Facebook: https://www.facebook.com/GalleWatch/
    Hệ thống Showroom: https://live.gallewatch.ecommage.com/he-thong-cua-hang.html

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD