Case đồng hồ và các chất liệu tạo nên chiếc vỏ đồng hồ hoàn hảo nhất

Ngày 27 tháng 1 năm 2022
3454 lượt xem
Case đồng hồ có thể hiểu chính xác theo nghĩa đen là “cái vỏ của đồng hồ”, tức là toàn bộ phần bên ngoài bao bọc bộ máy và mặt số của đồng hồ. Case đồng hồ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giống như một chiếc mai rùa, bảo vệ bộ máy và các phần bên trong đồng hồ khỏi các tác nhân có hại đến đồng hồ như nắng, mưa, bụi bẩn, hóa chất...

Mục Lục

    Case đồng hồ có thể hiểu chính xác theo nghĩa đen là “cái vỏ của đồng hồ”, tức là toàn bộ phần bên ngoài bao bọc bộ máy và mặt số của đồng hồ. Case đồng hồ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giống như một chiếc mai rùa, bảo vệ bộ máy và các phần bên trong đồng hồ khỏi các tác nhân có hại đến đồng hồ như nắng, mưa, bụi bẩn, hóa chất...

    1.  Cấu tạo của Case đồng hồ

    - Khung vỏ (Case size): Là phần khung kim loại bao quanh bộ máy (không tính núm) . Đây chính là phần được dựa vào để tính đường kính mặt đồng hồ.

    - Nắp đáy (Case back): Là phần nắp ở mặt sau của đồng hồ, được tách riêng với phần khung vỏ. Nắp đáy được tách riêng như vậy để phục vụ cho yếu tố kỹ thuật như sửa chữa đồng hồ hoặc thay pin, lau dầu...

    Nắp đáy của mẫu đồng hồ Frederique Constant Slimline Moonphase FC-701NSD3SD4

    - Viền bezel: Là viền kim loại xung quanh kính, phần này có thể liền với khung vỏ hoặc tách rời tùy theo thiết kế của đồng hồ.

    - Núm: Là một bộ phận thuộc bộ vỏ đồng hồ nhưng thường được tách riêng, có vai trò điều chỉnh ngày giờ của đồng hồ.

    - Mặt kính: Tương tự như núm, mặt kính cũng được tách ra như một bộ phận riêng và chỉ được tính khi đo độ dày tổng thể của đồng hồ.

    2.  Các dạng vỏ đồng hồ

    Vỏ đồng hồ thường có nhiều hình dáng khác nhau như vỏ tròn, vỏ vuông, vỏ chữ nhật hay vỏ oval... Tuy nhiên loại vỏ được ưa chuộng nhất vẫn là dáng vỏ tròn vì nó phù hợp với nhiều size cổ tay, trong khi mặt vuông và mặt chữ nhật thường phù hợp với những người có cổ tay to và mặt oval thì thường được sử dụng cho đồng hồ nữ.

    3.  Các chất liệu vỏ đồng hồ

    Vỏ đồng hồ ngày nay không chỉ đóng vai trò bảo vệ bộ máy của đồng hồ mà còn tăng tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Đến thời điểm hiện tại, công nghệ chế tác vỏ đồng hồ đã cho ra đời những loại chất liệu phổ biến như sau:

    - Thép không gỉ 316L

     Thép không gỉ 316L là chất liệu phổ biến nhất trong chế tác vỏ đồng hồ. Loại thép này được phát minh bởi chuyên gia khoa học ngành thép đó là ông Harry Brearley. Với khả năng chống ăn mòn tốt, bền bỉ, ít trầy xước, giá thành phải chăng, thép không gỉ 316L được sử dụng trong hầu hết các thương hiệu đồng hồ từ trung cấp đến cao cấp. Một điểm trừ dành cho chất liệu thép này là khả năng chống trầy thấp, chỉ đạt 5.5 - 6 điểm trên thang độ cứng Mohs.

    Mẫu đồng hồ Breitling Navitimer 01 AB012012/BB01/447A với vỏ và dây đều làm từ thép không gỉ 316L

    - Mạ vàng

    Mạ vàng cũng là chất liệu được sử dụng rất nhiều trên thị trường đồng hồ hiện nay. Mạ vàng là phủ một lớp vàng (hoặc hợp kim có màu vàng) lên lõi kim loại (thường là thép không gỉ). Đồng hồ được mạ vàng thường mang vẻ sang trọng. Vàng vốn rất mềm nhưng đa số vật liệu vỏ đồng hồ được mạ vàng lại có khả năng chống trầy tốt vì áp dụng công nghệ lót TiN có độ cứng rất cao.

    Độ cứng của lớp mạ vàng đạt 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy ngang với Sapphire (với điều kiện lớp phủ TiN vẫn còn).

    Seiko SUT216P1 - Mẫu đồng hồ nữ được mạ vàng rất đẹp có giá khoảng hơn 7 triệu đồng

    - Titanium

    Titanium là một loại hợp kim màu xám, nhẹ, tính bền cao, thường được sử dụng trong ngành chế tạo tên lửa. Tuy nhiên khả năng chống trầy của Titanium chỉ tương đương với thép không gỉ 316L khi đạt 6 điểm trên thang đo độ cứng Mohs.

    Nếu muốn sở hữu một chiếc đồng hồ vỏ titanium có độ chống xước cao, bạn có thể cân nhắc đồng hồ Citizen, bởi Citizen sử dụng công nghệ Ion hóa phủ lên bề mặt để tăng độ cứng cho Titanium.

    Đồng hồ Citizen CA0030.52E với dây titanium và mặt số có chức năng Chronograph

    - Ceramic

    Ceramic hay còn gọi là sứ. Trên đồng hồ, ceramic được sử dụng làm vỏ sẽ phải trải qua xử lý nhiệt công nghệ cao nhằm mang lại độ cứng tốt cùng trọng lượng nhẹ. Thông thường, chất liệu này được dùng để làm vỏ, dây đeo và niềng của những chiếc đồng hồ thời trang nữ. Độ cứng của Ceramic đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất cao.

    Mẫu đồng hồ mã số R27101902, nằm trong bộ sưu tập True Automatic Open Heart của hãng Rado

    - Vàng

    Vàng hồng, vàng trắng, vàng vàng (18K) là những hợp kim chứa 75% vàng nguyên chất. Chúng đều là những chất liệu có khả năng chống ăn mòn rất cao, quý giá, tuy nhiên độ cứng thì thuộc hàng thấp nhất nên rất dễ dàng bị trầy xước.

    Độ cứng của vàng 18K đạt 2.5-3 điểm trên thang độ cứng Mohs, không có khả năng chống trầy xước.

    >> Xem ngay: Đồng hồ nam Candino PO102/A - vàng 18K duy nhất tại Galle Watch

    6. Bạch kim

     Hay còn gọi là Platinum, là một nguyên tố kim loại quý hiếm có màu trắng bạc. Bạch kim có độ cứng trung bình, rất nặng, chống gỉ sắt, chống ăn mòn gần như tuyệt đối. Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim không phải bạch kim nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim với các kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác).

    Đồng hồ được làm bằng bạch kim thường có giá bán rất cao và nằm trong phân khúc hàng xa xỉ. Độ cứng của Bạch kim đạt 4.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy không cao.

    Xem thêm: Những mẫu đồng hồ nổi tiếng nhất được chế tác từ chất liệu Platinum

    Với sự phát triển của công nghệ, chất liệu dùng để làm vỏ đồng hồ cũng đang được cải tiến hàng ngày. Đã có những thương hiệu ứng dụng sapphire nguyên khối làm case đồng hồ. Bạn ấn tượng với loại case đồng hồ nào? Hãy cho Galle biết nhé!

    Bạn đã thích bài viết này?
    0

    © All rights reserved - Bản quyền thuộc về CÔNG TY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CAO CẤP LPD